Sơ Đồ Tư Duy

Thương lái ép giá nông dânThời điểm n&ag eu9

【eu9】Nhà máy đóng cửa, nông dân trồng mía lao đao

Thương lái ép giá nông dân

Thời điểm này đang vào vụ thu hoạch mía nhưng tại H.Phụng Hiệp (Hậu Giang),àmáyđóngcửanôngdântrồngmíalaođeu9 một trong những vùng nguyên liệu mía lớn nhất miền Tây, giá loại nguyên liệu này hiện chỉ còn khoảng hơn 1.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với tháng trước. Nguyên nhân là do Nhà máy đường Phụng Hiệp, nhà máy lớn nhất địa bàn, tạm ngưng hoạt động. Theo phản ánh của bà con trồng mía, trước đây giá mía bình quân ngoài thị trường từ 2.200 - 2.500 đồng/kg nhưng nay chỉ còn 1.100 - 1.300 đồng/kg. Do đang vào chính vụ thu hoạch mía, nên nhiều diện tích không thu hoạch kịp có thể bị quá lứa, giảm năng suất và giá trị khiến cho giá mía càng giảm.

Nhà máy đóng cửa, nông dân trồng mía lao đao - Ảnh 1.

Giá đường thế giới cao vì thiếu hụt nguồn cung nhưng nông dân trồng mía và nhà máy đường ở Hậu Giang lại không được hưởng lợi

CÔNG HÂN

Trước đây, toàn vùng ĐBSCL có 10 nhà máy đường hoạt động, đến năm 2022, chỉ còn 3 nhà máy ở Trà Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng. Do một nhà máy ngưng hoạt động nên 2 nhà máy còn lại dù hoạt động hết công suất cũng không giải quyết hết nguồn nguyên liệu. Nhà máy đường tại Phụng Hiệp vốn là nhà máy lớn nhất miền Tây với công suất 2.500 tấn mỗi ngày nên việc cơ sở này tạm ngưng hoạt động niên vụ 2023 - 2024 (từ ngày 25.10) càng khiến cho tình hình thêm trầm trọng.

Ngày 13.11, trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Phụng Hiệp (Hậu Giang), xác nhận: Giá mía hiện đang giảm nhiều so với đầu vụ. Cụ thể đầu vụ giá thấp nhất cũng trên 1.800 đồng/kg thì hiện chỉ còn khoảng 1.400 đồng/kg. Nguyên nhân là sau khi Nhà máy đường Phụng Hiệp tuyên bố đóng cửa khiến đầu ra hạn chế vào ngay giữa mùa thu hoạch làm cho giá mía giảm. "Diện tích trồng mía của địa phương là 3.100 ha, hiện đã thu hoạch được hơn 2/3, chỉ còn khoảng 900 ha. Với tình hình hiện tại nếu nhà máy đường không hoạt động trở lại thì giá có thể tiếp tục giảm đến cuối vụ", ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, diện tích trồng mía của địa phương liên tục giảm trong những năm qua và đến thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 1/3 so với cách đây 4 năm. Nguyên nhân chính là do cây mía không thể cạnh tranh với các loại cây trồng khác về mặt hiệu quả kinh tế. Thời gian qua, dù có nhà máy và địa phương cùng bà con nông dân có liên kết, hợp tác sản xuất mía nguyên liệu nhưng cũng không thể giúp tăng diện tích trồng mía đang sụt giảm. Theo kế hoạch định hướng xây dựng cơ cấu cây trồng của địa phương đến năm 2025 thì diện tích mía sẽ được thu hẹp xuống còn khoảng 2.000 ha. Vùng nguyên liệu này chủ yếu cũng chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu ép nước mía giải khát. Với mức giá mía chục khoảng 2.000 đồng/kg, mới bảo đảm thu nhập cho người dân giúp họ an tâm sản xuất.

Nhà máy cũng "khóc ròng"

"Hiện giá mía nguyên liệu đã giảm mạnh, liệu nhà máy có kế hoạch hoạt động trở lại?", trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Vĩnh Chung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết: Dừng sản xuất niên vụ 2023 - 2024 của Nhà máy đường Phụng Hiệp là Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Hiện tại, phần lớn diện tích mía nguyên liệu đã thu hoạch xong, phần diện tích còn lại hiện chỉ còn chưa tới 500 ha, ước tính sản lượng khoảng 50.000 tấn, quá ít để chúng tôi có thể quyết định hoạt động trở lại. 

"Niên vụ trước, chúng tôi liên kết tổ chức sản xuất với bà con nông dân trên diện tích 800 ha thế nhưng số mía nguyên liệu thu về để chạy chỉ có 14.000 tấn. Casuco đã đầu tư chi phí sản xuất cho bà con nông dân đến 15 tỉ đồng và cam kết giá thu mua 1.380 đồng/kg, đảm bảo cho bà con có lãi. Tuy nhiên, khi giá mía ngoài thị trường tăng lên thì bà con bán hết cho thương lái. Nhiều người đã trả lại tiền đầu tư cho nhà máy, đến thời điểm này chúng tôi vẫn còn hơn 400 triệu đồng chưa thu hồi đủ. Trong những năm tới, để hoạt động Casuco sẽ phải tổ chức lại vùng nguyên liệu, xây dựng mối liên kết hợp tác chặt chẽ hơn với bà con nông dân", ông Chung chia sẻ.

Nhà máy đóng cửa, nông dân trồng mía lao đao - Ảnh 2.

Nhà máy đường Phụng Hiệp đã ngưng hoạt động từ cuối tháng 10

ANH HÀO

Theo tính toán của Casuco, việc ngừng sản xuất Nhà máy đường Phụng Hiệp niên vụ 2023 - 2024 sẽ khiến công ty chịu lỗ 26,5 tỉ đồng cho các chi phí về khấu hao nhà máy, giải quyết nhân sự nghỉ việc, bảo dưỡng, bảo vệ... Tuy nhiên, số lỗ này chỉ bằng 1/3 so với phương án tiếp tục hoạt động. Nếu nhà máy hoạt động và buộc phải nâng giá thu mua bằng giá thị trường (thời điểm đầu tháng 10 là 2.200 đồng/kg) và đảm bảo sản lượng đáp ứng công suất từ 2.300 - 2.500 tấn mỗi ngày thì càng hoạt động càng lỗ. Cụ thể, tương ứng với sản lượng mía ép thấp nhất là 15.000 tấn, nhà máy có thể lỗ đến 40 tỉ đồng. Đáng kể hơn, nếu hoạt động hết công suất là 115.000 tấn sẽ lỗ đến 71 tỉ đồng. Vì thế, đại hội cổ đông thống nhất phương án tạm dừng hoạt động nhà máy trong niên vụ này, chấp nhận mức lỗ 26,5 tỉ đồng.

Không chỉ riêng Hậu Giang, trên toàn vùng ĐBSCL, cây mía ngày càng thất thế so với các loại cây trồng khác. Diện tích mía ở ĐBSCL thời điểm năm 2010 là hơn 50.000 ha nhưng nay chỉ còn khoảng 15.000 - 16.000 ha. Số lượng nhà máy đường từ 10 xuống chỉ còn 2 nhà máy ở Trà Vinh và Sóc Trăng.

Câu chuyện của mía đường Phụng Hiệp cho thấy mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà nông vẫn còn nhiều vấn đề để hài hòa lợi ích giữa 2 bên. Nhưng điều nhận thấy rõ nhất là nếu một bên phá vỡ hợp đồng thì thiệt hại cả 2 bên cùng chịu chứ không chỉ doanh nghiệp. 

Sản xuất giảm nhưng VN không lo thiếu đường

Kể từ khi thực hiện cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với mặt hàng đường, thị trường đường VN có nhiều nguồn cung. Cụ thể là đường sản xuất từ mía, đường nhập khẩu chính ngạch, đường nhập lậu và đường lỏng si rô ngô HFCS. Như vậy, nguồn cung chính trong giai đoạn vừa qua là từ nhập khẩu. Trong năm 2023, giá đường thế giới đã tăng 60% so với mức giá thấp nhất được thiết lập vào niên vụ 2019 - 2020, dẫn đến giá các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tăng và giá đường trong nước cũng tăng theo dù mức tăng thấp hơn. Đó là lý do vì sao sản lượng đường từ mía trong nước thấp nhưng chưa năm nào VN thiếu đường và luôn ở trong tình trạng thừa cung. Cũng như vì sao đường nội thiếu mà doanh nghiệp sản xuất đường nội vẫn gặp không ít khó khăn. Năm 2023, các nguồn cung đường chính tại VN vẫn là nhập khẩu nên giá đường sẽ diễn biến theo giá thế giới. Riêng đường trong nước vẫn sẽ ở mức thấp so với các quốc gia trồng mía trong khu vực là Indonesia, Philippines và Trung Quốc.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap