Sơ Đồ Tư Duy

Nhóm bạn trẻ gồm: Trần Bình Nguyên, Vũ Phan Minh H& shadow garden

【shadow garden】Nhóm sinh viên chế tạo găng tay phục hồi chức năng

Nhóm bạn trẻ gồm: Trần Bình Nguyên,ómsinhviênchếtạogăngtayphụchồichứcnăshadow garden Vũ Phan Minh Hải, Lê Thị Kiều Tiên, Trần Minh Quân, cùng là sinh viên năm cuối Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Ngay từ những năm đầu đại học, những bạn trẻ này đã tìm nhiều cách chế tạo những sản phẩm để khởi nghiệp. Trải qua các kỳ thi cấp trường, 5 bạn trẻ kết thân rồi cùng nhau lập nhóm khởi nghiệp.

Sau khoảng 1 năm, nhóm cho ra đời 2 sản phẩm là tàu tự hành quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản và bộ truyền động khung xương ngoài phục hồi chức năng về cơ xương khớp (hay còn gọi là găng tay phục hồi chức năng).

Quân cho biết trước đó từng bị gãy xương bàn tay, để lại di chứng do không tập phục hồi chức năng kịp thời. Hối hận về điều đó nên Quân đề xuất với nhóm cùng nghiên cứu, tạo ra sản phẩm khởi nghiệp về trợ giúp người bị tai nạn có liên quan đến xương, khớp và phục hồi chức năng bằng phương pháp tự động hóa. Từ đó, găng tay phục hồi chức năng có ứng dụng kỹ thuật in 3D nhựa sinh học được ra đời.

Nhóm sinh viên chế tạo găng tay phục hồi chức năng - Ảnh 1.

Nhóm tác giả của găng tay phục hồi chức năng

Dạ Thảo

Theo nhóm, sản phẩm này dành cho bệnh nhân bị tai biến, tai nạn gãy xương tay ở mọi lứa tuổi. Sản phẩm được làm từ nhựa sinh học, hình dạng bàn tay con người, có ứng dụng công nghệ mạch điện tử, tự động hóa, năng lượng được lấy từ pin. Nguyên lý hoạt động dựa trên các khớp ngón tay. Sản phẩm dựa theo từng bệnh lý của mỗi người trong quá trình phục hồi chức năng.

Hải cho biết giá trị đóng góp của sản phẩm cho cộng đồng rất lớn, mang lại sự tiếp cận y tế cho hầu hết người dân, kể cả thu nhập thấp. Việc sử dụng công nghệ in 3D trong sản xuất thiết bị y sinh là một phương pháp bền vững và tiên tiến. Ngoài ra, sản phẩm nhựa này không gây hại với môi trường vì sau 6 tháng sử dụng sẽ tự phân hủy và có thể tái chế.

"Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chính từ giá thành thấp, không rủi ro, nhỏ gọn, tập được ở mọi nơi. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ in 3D và nhựa sinh học giúp giảm chi phí sản xuất và tạo ra sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn các sản phẩm tương tự khác", Hải nói.

Nhóm sinh viên chế tạo găng tay phục hồi chức năng - Ảnh 2.

Sản phẩm hỗ trợ người bị gãy xương bàn tay hoặc tai biến

Dạ Thảo

Nguyên thì cho biết hiện nay sản phẩm đã hoàn thành và đưa vào thị trường. Sản phẩm đạt được nhiều giải thưởng từ khi mới hình thành đến nay, như: giải nhì cuộc thi Đổi mới sáng tạo INNOGREEN LIFE 2022; giải nhất cuộc thi Euréka cấp Trường ĐH Công nghiệp năm 2023; đề tài được yêu thích nhất cuộc thi Euréka cấp TP.HCM; giải nhất Hội nghị khoa học trẻ YSC 2023 và mới đây nhất là giải 3 cuộc thi DigiTrans Smart City - Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh 2023.

"Đến lúc này, thật sự tụi mình có nhiều bất ngờ, xúc động vì sản phẩm được đánh giá cao cũng như nhận được sự góp ý của các chuyên gia về sự nhân văn vì giúp đối tượng là người có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận găng tay phục hồi chức năng", Quân chia sẻ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap